Trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên tiên rất dễ gặp tình trạng bị lõm đầu. Vậy khi móp đầu liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe hay trí tuệ của em bé hay không. Ba mẹ hãy cùng GoldCat tìm hiểu các phương pháp tránh tình trạng trẻ bị lõm đầu trong giai đoạn sơ sinh nhé .
1. Trẻ bị lõm đầu là gì ?
Lõm đầu là tình trạng hộp sọ bên ngoài của em bé bị móp méo , không cân xứng , không được tròn trịa.
Trẻ bị lõm đầu cũng có các tình trạng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất đó là bé sơ sinh sẽ bị móp hẳn một bên hộp sọ, hoặc sọ não bị bè sang hai bên giống cá trê ( thường được gọi là đầu bẹp hình cá trê ).
Nói chung, việc trẻ bị lõm đầu dù là hình thái nào cũng gây mất thẩm mỹ , nếu tình trạng nặng có thể gây ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ sau này.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị lõm đầu
Nếu ba mẹ nắm được những nguyên nhân khiến cho đầu em bé nhà mình có thể sẽ bị lõm, bị bẹp thì sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ trẻ bị lõm đầu. Dưới đây là nhóm nguyên nhân cơ bản nhất :
-
Trẻ bị lõm đầu trong quá trình sinh thường
Khác với các em bé được bác sĩ chỉ định mổ bắt thai, em bé sinh thường sẽ phải đi qua âm đạo và âm hộ của mẹ. Trong quá trình sinh, nếu thời gian em bé ở càng lâu trong phần âm đạo, hoặc mẹ rặn đẻ không đúng cách áp lực vùng cổ tử cung , âm đạo sẽ tác động lên hộp sọ non nớt của bé. Lúc này trẻ bị lõm đầu một bên, đầu bè cá trê, hoặc đầu sẽ bị dài và tạo chỗ to bé bất thường.
-
Trẻ bị lõm đầu do chăm sóc sai cách
Việc chăm sóc em bé sơ sinh cũng phải cần có kinh nghiệm. Vì nếu mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm, những hành động nhỏ nhưng vô tình lại khiến đầu của em bé bị méo , bị bẹp.
Phổ biến nhất là tình trạng em bé hay đặt nằm lệch về một bên, dẫn đến một bên sọ của bé bị ép nhiều nên dẫn tới bị bẹp. Trẻ bị lõm đầu, bẹp đầu như này hay do thói quen mẹ cho bé bú thuận tay phải hay tay trái. Hoặc rất nhiều trường hợp các em bé ngửi mùi sữa từ mẹ, nên có xu hướng nằm quay mặt về phía mẹ nhiều hơn.
-
Do trẻ dùng gối đầu quá dầy
Ngoài những yếu trong qúa trình sinh bé, yếu tố chăm sóc thì việc lựa chọn gối cho bé cũng khiến trẻ bị lõm đầu. Cụ thể nếu mẹ lựa chọn những loại gối đầu cho bé quá cao, quá dầy hoặc không có gối nâng đỡ khi bé nằm ở mặt phẳng cứng thì ngoài bị méo đầu, em bé còn có nguy cơ bị ảnh hưởng tới cột sống nữa.
3. Trẻ bị lõm đầu có ảnh hưởng gì không ?
Em bé bị lõm đầu, bị đầu bẹp cá trê liệu có ảnh hưởng tới trí tuệ hay không là mối quan tâm của nhiều ba mẹ. Dưới đây là đánh giá từ các chuyên gia khi nghiên cứu tình trạng trẻ bị lõm đầu :
- Lõm đầu gây mất thẩm mỹ
Với việc bị lõm đầu , bẹp đầu thì ảnh hưởng đầu tiên chính là gây mất thẩm mỹ cho em bé. Nếu bị lõm trong một thời gian dài thì chắc chắn đầu của em bé sẽ lẹm về một bên dù có trưởng thành.
- Lõm đầu có thể ảnh hưởng tới phần não bên trong
Vỏ hộp sọ đóng vai trò bảo vệ bộ não của con người. Nếu vỏ não bị bẹp quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới phần sọ mềm phía trong. Về lâu dài, em bé có thể bị ảnh hưởng tới trí tuệ , sự tiếp thu kiến thức học hành sau này.
4. Các mẹo hay để tránh tình trạng trẻ bị lõm đầu
-
Lựa chọn gối chuyên dụng cho bé
Khoảng từ tháng thứ 7, nếu mẹ có thật nhiều thời gian , mẹ bầu nên tìm hiểu một số loại gối chuyên dụng cho em bé. Nếu cho bé nằm các loại gối chống lõm đầu thì sẽ hạn chế tối đa việc hộp sọ bị móp, bị bẹp.
Ngoài ra , giải pháp này còn giúp mặt em bé không bị dồn phính lệch sang một bên.
-
Mẹ cần thay đổi tư thế cho con ăn
Dù mẹ đang thuận tay trái hay tay phải,nhưng khi cho bé ăn nên thường xuyên đổi bên để em bé phát triển đồng đều hộp sọ. Hơn nữa cho em bé bú đều hai bên sẽ giảm thiểu tình trạng ngực của mẹ bị lệch sau khi cai sữa cho bé.
Trong gia đình em bé sử dụng nôi hay cũi thì nên thường xuyên thay đổi vị trí và hướng nằm của em bé hoặc của mẹ. Việc này giảm thiểu tối đa tình trạng em bé chuyên nằm nghiêng về một bên gây áp lực lên vỏ não.
Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp giúp hạn chế tình trạng trẻ bị lõm đầu. Mong rằng những mẹo hay này sẽ giúp các em bé phát triển toàn diện hơn.
Xem thêm sản phẩm gối chống lõm đầu ở trẻ sơ sinh .



